Trần An Lộc
Tâm
sự với đồng bào tôi
Việt
Nam không tuyệt vọng
Xin
cám ơn các bạn đã quan tâm về bài viết của tôi: “Gửi
Giáo sư Jonathan: Xin lỗi ông, chúng tôi không tuyệt vọng!”
đăng trên Dân Làm Báo ngày 29/11/2013 vừa qua, đặc biệt
xin cám ơn một số bạn đã bỏ giờ để chia sẻ những
góp ý về chủ đề tôi nêu ra, cách riêng là giáo sư
Jonathan, chủ nhân của Blog “Xin lỗi ông”, nơi mà ông
đã đăng bài “Việt Nam ơi đừng tuyệt vọng”, bài
viết đã khiến tôi thấy có bổn phận phải lên tiếng
với ông Jonathan cách riêng và với những người Việt
Nam nói chung, đặc biệt là với thành phần sĩ phu của
dân tộc Việt Nam.
Để
không tốn thời giờ của quí bạn đọc, tôi xin được
đi ngay vào chủ đề của bài viết hôm nay.
Vâng,
như mọi người đều biết, ngay khi bản hiến pháp sửa
mà không đổi được quốc hội thông qua vào 10 giờ sáng
ngày 28/11/2013. Có biết bao người đã phẫn nộ vì coi
đây là một thách thức hỗn xược của đảng CSVN khi
đem cương lĩnh đảng áp đặt vào hiến pháp. Đặt tổ
quốc, nhân dân, quân đội, dưới chân đảng. Buộc người
dân phải nằm trong quĩ đạo của bản cương lĩnh vốn
chỉ có giá trị với 3 triệu đảng viên. Một trong những
tiếng nói sớm nhất về việc làm ngạo mạn và hoang
tưởng này, là của Giáo Sư Jonathan, một nhà nghiên cứu
kinh tế chính trị Việt Nam, hiện đang là giảng viên của
Đại học Hồng Kông, đã lên tiếng qua bài viết trong đó
có những lời khuyên và lời trấn an vô cùng tâm huyết:
“Việt Nam Ơi, đừng tuyệt vọng!”
Tôi
đã mạn phép thưa với ông Jonathan rằng:
“Riêng
chúng tôi, người Việt Nam, chúng tôi chẳng ai tuyệt vọng
với nhữg thứ rơm rác này.
Chúng
tôi chấp nhận thách thức này của đảng CSVN”.
Câu
hỏi
Nhưng:
“Không tuyệt vọng. Chấp nhận thách thức. Vậy chúng
ta sẽ làm gì? Phải làm gì?”
Vâng,
lẽ ra tôi phải đặt câu hỏi này trong bài viết trên,
nhưng vì sự tế nhị với ông Jonathan, mà tôi đã không
viết. Tôi muốn dành câu hỏi này cho
chúng ta – cho người Việt Nam. Đặc biệt cho các sĩ phu
của Tổ quốc Việt Nam. Tôi muốn có câu trả lời từ
quí vị.”
Vậy
thì hôm nay, trên diễn đàn Dân Làm Báo này. Tôi, Trần
An Lộc xin gửi đến đồng bào của tôi, những người
Việt Nam trong và ngoài nước, đặc biệt là các sĩ phu
Việt Nam câu hỏi khẩn thiết này.
Thưa
quí vị
Tôi
đã mạnh dạn trả lời ông Jonathan là : “Chúng
tôi không tuyệt vọng. Việt Nam không tuyệt vọng. Cũng
như Việt Nam (qua quá trình 4000 dựng nước) chưa khi nào
tuyệt vọng!”
Tâm
sự với các bác nông dân
Trước
hết tôi muốn trải tâm sự mình với những bác nông
dân, những người đã làm nên hột lúa, bó rau, con tôm,
con cá, miếng thịt cho dân tôi được có bữa ăn no. Và
hơn thế, các bác đã bán lưng cho trời, bán mặt cho đất
để đưa về cho đất nước hàng năm hàng tỷ dollars
ngoại tệ.
Số
liệu thống kê từ Bộ Nông nghiệp - PTNT cho thấy, kim
ngạch xuất khẩu nông, lâm thủy sản sau 11 tháng năm
2013 đạt khoảng 25,25 tỷ USD.
(http://haiquanbinhduong.gov.vn/Default.aspxp=dtnews&type=2&newsid=11022)
Đổi
lại, các bác được gì? Các nhà kinh tế nói rằng mức
thu nhập bình quân của các bác chỉ hơn $500,000 đồng
tiền VN/ tháng. Một số tiền chỉ đủ cho cán bộ cộng
sản uống một chai rượu ngoại trong những bữa tiệc ê
hề. Hơn thế nữa người ta còn cướp trắng đất đai
canh tác của các bác, lấy đất của các bác cho các
công ty địa ốc chia lô bán với giá cắt cổ để làm
giầu. Đảng đã đẩy các bác ra khỏi ruộng đồng để
phải tha phương cầu thực, sống nơi đàu đường xó
chợ, với kiếp làm công ăn nhờ ở đậu.
Các
bác thử nhìn lại mà xem, đảng cộng sản đã hứa hẹn
với các bác những gì? Và rồi họ thực hiện lời hứa
đó ra sao? Một vụ gọi là “cải cách ruộng đất”
đã có bao nhiêu mạng người bị xỉ nhục, bị đưa ra
đấu tố, bị xử bắn, bị thủ tiêu, bị tịch thu gia
sản ruộng đất. Con số lên đến hàng triệu người.
Bà Cát Thành Long, một người đã đóng góp 500 lượng
vàng, đã cưu mang những lãnh tụ cộng sản như Hồ Chí
Minh, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, trong lúc các ông
chưa có tấc đất cắm dùi, thế mà đến khi cách mạng
thành công cũng bị chính Hồ Chí Minh đem ra xử bắn.
Các
bác thử so sánh mà xem, dưới thời Tổng thống Ngô Đình
Diệm của Việt Nam Cộng Hòa, trong Nam cũng có cải cách
ruộng đất nhưng với chính sách dinh điền, nông dân
được chia ruộng đất để cấy cày trồng trọt mà
không đổ một giọt máu, không một tiếng oán than. Thời
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cũng vậy, cũng có luật
“người cày có ruộng”. Ông Thiệu cũng chia đất cho
dân cầy, mỗi nông dân 3 mẫu. Hồi đó chiến tranh như
vậy, Việt Cộng phá cầu, đắp mô gài mìn như vậy,
bom đạn Mỹ tơi bời như vậy, mà dân Miền Nam vẫn đủ
ăn, có đâu như dân miền Bắc, dù nhận viện trợ Nga
Tầu (bây giờ vẫn phải trả nợ) mà thực phẩm bị
bán nhỏ giọt, muốn mua phải có hộ khẩu, phải có tem
phiếu. Ruộng vườn phải vào hợp tác xã, đi làm đầu
tắt mặt tối chỉ được ghi công điểm, rồi qui ra
được chục ký thóc. Nuôi thân không đủ nói gì đến
nuôi ai?
Như
vậy đối với nông dân thì chế độ nào công bằng
hơn? Chế độ nào nhân ái hơn?
Người
nào thương dân yêu nước hơn: Hồ Chí Minh hay Ngô Đình
Diệm? – Nguyễn Văn Thiệu hay Lê Duẫn?
Tôi
nghĩ rằng các bác đã có câu trả lời.
Chia
sẻ với anh chị em công nhân
Thứ
hai tôi muốn chia sẻ với anh chị em công nhân, các công
thương kỹ nghệ gia:
Vâng,
các anh chị chính là lưc lượng xung kích để xây dự
xã hội, như luận điểm của Max. Không có sự góp công
góp sức của các anh chị thì Việt Nam không thể có
được bộ mặt như ngày nay. Thế mà các anh chị đã
được đối đãi như thế nào? Đời sống các anh chị
được nâng cao thế nào?
Lực
lượng công nhân tại Việt Nam ngày nay lên đến 15 triệu
người. Họ thuộc đủ mọi ngành nghề từ các công ty
quốc doanh, các công ty công tư hợp doanh và cả các công
ty nước ngoài. Với sự toa rập của cộng sản, nhân
công trong tất cả những công ty đó đều bị bóc lột
thậm tệ, mức lương của họ vẫn thuộc loại thấp
nhất thế giới, không quá 3 triệu đồng VN một tháng
nếu là công ty nước ngoài, và có khi chỉ hơn triệu/
tháng nếu là công ty quốc doanh. Với mức lương chết
đói như vậy mà họ còn bị trả lương trễ và nhiều
trường hợp bị quỵt lương. Công nhân thường bị làm
thêm giờ không có lương phụ trội. Bệnh tật ốm đau
không được nghỉ, không tiền chữa bệnh. Những bữa ăn
thường không đủ dinh dưỡng và kém vệ sinh, khiến
thường bị ngộ độc. Nơi ăn chốn ở thường phải tự
túc, tiền thuê phòng đã ngốn gần hết số lương còm
cõi của họ.
Về
cách đối xử thì nhân công bị coi như nô lệ. Những
ông chủ, ông cai hách dịch luôn gây sức ép, từ việc
hăm đuổi đến việc cưỡng ép tình dục. Những cảnh
bị chủ nhân, cai thợ làm nhục công nhân không thiếu.
Đã có cảnh công nhân bị chủ nước ngoài bắt quì, đổ
keo dán vào tay, ném giầy vào mặt...
Cho
nên dù hiền lành, thụ động và nhẫn nhịn hết mức,
nhưng con giun xéo mái cũng quằn, nên cho đến nay đã có
đến 5000 cuộc đình công của anh chị em công nhân trong
nước. Có những cuộc đình công đã qui tụ tới 10, 20
ngàn công nhân tham dự.
Hãy
xem gương công dân của nước Ba Lan khi quốc gia này còn
nằm dưới chế độ cộng sản. Họ đã dũng cảm và
kiên cường tranh đấu ròng rã suốt bao năm trời, cho đến
năm 1980, thì họ lập được “Công đoàn Doàn Kết”.
Chính sự gắn bó với nhau trong công đoàn này, hợp với
sự hỗ trợ của tầng lớp trí thức, sinh viên học
sinh, họ đã giật sập chế độ Cộng sản Ba Lan, và
nước Cộng Hòa Dân Chủ Ba Lan ra đời.
Như
vậy, thiết tưởng không cần nói thêm. Thời cơ chín
muồi rồi các anh chị ạ. Dù các anh chị không biết đến
chính trị, không làm chính trị, nhưng vì quyền lợi của
mình, phẩm giá của mình, tương lai của con cháu minh, các
anh chị vẫn phải đứng lên, dõng dạc cất tiếng nói.
Dõng dạc biểu dương sức mạnh của mình, để góp phần
với toàn dân tạo lên cơn sóng thần phá tan chế độ
phi nhân ác đức và hèn kém này, hầu chung tay xây dựng
một Việt Nam mới, một Việt Nam giầu mạnh trong đó mọi
người được sống xứng đánh như một con người.
Trải
lòng với quí vị sĩ phu
Kế
đến tôi xin trải lòng với quí vị trí thức, quí vị
thân hào nhân sĩ, cách mạng lão thành, quí vị tướng
lãnh trong quân đội.
Thưa
quí vị
Quí
vị là những sĩ phu của dân tộc. Là vốn quí của
giống nòi. Là niềm tự hào của một Việt Nam 4000 năm
Văn Hiến.
Vậy
mà quí vị đã làm gì, đã làm được gì cho Tổ Quốc
trong suốt 70 năm qua. Kể từ ngày đảng CSVN cướp được
chánh quyền từ tay chính phủ Trần Trọng Kim?
Quả
là đau lòng khi tôi nói rằng không có gì cả. Đây không
phải là phủ nhận sạch trơn công lao và tâm huyết của
quí vị. Nhưng sự thật là thế vì lẽ dễ hiểu là mọi
sự, mọi việc cần và phải làm quí vị đã “để
đảng và nhà nước lo”, kể cả việc bờ cõi quốc
gia bị ngoại bang xâm lấng, quí vị cũng phó thác tất
cả cho đảng cộng sản. Như vậy thì tôi có ngoa ngôn
chăng khi không ghi nhận được việc làm gì ích quốc
lợi dân từ quí vị. Và tương tự như vậy, đảng cộng
sản vì thế cũng có quyền tự hào và tự sướng về
tất cả những gì gọi là công lao của họ đối với
đất nước này và quí vị chỉ là những người ngồi
đó để hưởng những thành tựu của họ. Do đó họ có
quyền ban ơn cho quí vị và quí vị là những kẻ hưởng
ơn mưa móc từ họ.
Vụ
“nhân văn giai phẩm” xẩy ra tại nước Việt Nam Dân
Chủ Cộng Hòa làm chấn động lương tâm thế giới. Thế
mà quí vị đã làm gì? Hay quí vị im lặng, tiếp tay cho
đảng bàng cách xa lãnh và cô lập những tài năng đầy
tâm huyết ấy. Vụ “Xét lại chống đảng” cũng vậy,
quí vị cũng lặng yên, ngay cả đến những đồng chí
cùng chiến hào, cũng đã muối mặt im thin thít chỉ để
được yên thân. để những bổng lộc không bị cắt
xén?!
Như
vậy câu hỏi đặt ra là quí vị có thấy xấu hổ không
khi cứ im lặng thụ hưởng? Hoặc dù có thấy được
những chuyện sai trái của đảng thì cũng chỉ biết kiến
nghị? “kiến nghị” hết điều này đến điều kia.
Xin xỏ , năn nỉ ỉ ôi như con nít vòi vĩnh cha mẹ. Đặc
biệt quí vị có thấy nhục nhã không khi những “kiến
nghị” ấy đều bị ném vào xọt rác – và bị tay
đương kim Tổng Bí Thư đảng công sản Nguyễn Phú Trọng
đánh giá là “biến chất, suy đồi đạo đức”?
Tôi
dám khẳng định rằng: Đảng cộng sản VN đã không dám
hoang tưởng, kiêu ngạo, hỗn hào, láo xược đến như
thế nếu quí vị có cách hành xử đúng mức như những
bậc “sĩ phu” mà dân tộc Việt Nam chúng ta đã vinh
danh suốt 4000 năm văn hiến.
Mong
quí vị tự xử.
Đối
thoại với đảng viên đảng CSVN
Tôi
cũng muốn có vài lời đối thoại với anh chị em đảng
viên đảng cộng sản Việt Nam.
Tôi
biết quí vị tự hào về đủ thứ.
Tôi
cũng biết đa số trong quí vị là những người Việt Nam
yêu nước và có phẩm cách.
Tôi
minh định phần lớn những đảng viên có chức có quyền
hiện nay không thể làm theo lương tâm mình để kiện
toàn xã hội, làm cho dân giầu nước mạnh, đem lại cơn
no áo ấm và quyền làm người cho người dân. Lý do là
họ bị trói buộc bởi cương lĩnh đảng. Vì cái guồng
máy của cơ chế buộc họ phải làm theo kiểu hoang tưởng
định hướng xã hội chủ nghĩa, dù muốn hay không. Tóm
lại quí vị bị biến thành con rô bô chỉ biết làm theo
lệnh truyền từ bộ chính trị của đảng CSVN.
Quí
vị phải chọn câu trả lời. Và phải trả lời.
Nếu
không quí vị sẽ là tội đồ của dân tộc. Là lũ bán
nước. Kẻ phản bội. Lịch sử sẽ không tha thứ cho các
bạn.
Ai
gieo nhân nào thì sẽ gặp quả ấy. Lưới trời lồng
lộng. Quí vị sẽ không thể nào thoát khỏi.
Một
dấu hiệu đáng mừng là trong những ngày qua, đã có
nhiều gương sáng cho quí vị. Tính đến lúc tôi gõ những
giòng này, thì đã có 3 đảng viên ưu tú của đảng CSVN
công khai tuyên bố từ bỏ đảng để phản đối bản
hiến pháp 2013: Luật gia Lê Hiếu Đằng, nhà báo tiến sĩ
Phạm Chí Dũng và Nha sĩ Nguyễn Đắc Diên. Cả ba đều
là những nhân sĩ trí thức miền Nam. Tôi chưa thấy đảng
viên Miền Bắc nào công khai tuyên bố bò đảng. Có lẽ
người miền Nam trung thực, sòng phẳng và khi phách hơn
chăng?
Tâm
sự với tuổi trẻ Việt Nam
Cuối
cùng, tôi muốn dành những dòng tâm sự này cho tuổi trẻ
Việt Nam
Các
bạn thân mến
Thật
tiếc chúng ta đã không có nhiều thì giờ để trao đổi
với nhau về biết bao vấn đề của đất nước chúng ta
hôm nay. Vì vậy tôi muốn dành phần kết bài này cho quí
bạn, như những lời gởi gấm, với niềm tin và lòng tự
hào tuyệt đối về các bạn.
Tôi
biết các bạn đã không vô cảm với hiện tình đất
nước.
Tôi
biết các cảnh ăn chơi cuồng loạn, phá phách xã hội,
chỉ là những dấu hiệu chán chường của một thiểu số
rất nhỏ con cháu các cụ, con cháu những con sâu tham
nhũng. Đó là thái độ của những kẻ đã hoàn toàn mất
lòng tin vào chế độ, vào tương lai của đất nước
cũng như tương lai của chính họ. Những kẻ ấy chỉ
đáng thương và không nằm trong phạm trù của chúng ta.
Các
bạn đã được tôi luyện trong lò cộng sản để trở
thành thép đương đầu với cộng sản.
Tôi
muôn vàn ngưỡng mộ và kính phục các bạn, những bạn
trẻ đã đi vào tâm thức dân tộc như Đỗ Thị Minh
Hạnh, Lê Thị Công Nhân, Huỳnh Thục Vy, Phạm Thanh
Nghiên, Lê Phương Uyên, Nguyên Kha, Nhật Uy, Mẹ Nấm,
Nguyễn Hoàng Vy, Nguyễn Đắc Kiên... kể cả các bạn đi
trước như Lê Công Định, Điếu Cầy Nguyễn Văn Hải,
Cù Huy Hà Vũ, Trần Huỳnh Duy Thức, Phạm Minh Hoàng, Tạ
Phong Tần, Lê Quốc Quân, Người Buôn Gió, Nguyễn Tiến
Trung, Lê Thăng Long...
Các
bạn là những người đi trước mở đường... và những
lớp trẻ khác sẽ đi theo.
Có
đi là có đến.
Hiện
tại các nông dân, công nhân, và cả những trí thức cũng
đang trông vào các bạn. Nếu các bạn có thể mở được
những vòng tay lớn, kết hợp được tất cả những lực
lượng này, thì ngày hội lớn của đất nước không
cộng sản sẽ đến.
Thế
giới cũng đang nhìn vào các bạn. Tôi vui mừng vì các
bạn đang có những cái bắt tay nồng ấm với thế giới.
Từ họ, những tiếng nói lương tâm sẽ được cất lên
khiến bọn cộng sản phải chùng tay và không thể manh
động. Các bạn hãy mở rộng hơn nữa vòng tay mình và
nắm bắt những bàn tay thân thiện khác trên toàn thế
giới.
Và
như vậy tương lai của đất nước này, của dân tộc
này là của các bạn. Các bạn nên hãnh diện với trọng
trách và sứ mạng của mình.
Chúc
các bạn thành công.
Kết
luận
Lời
cuối cùng của bài viết này là một cảnh báo: Hiến
pháp sửa đổi 2013 không chỉ hỗn xược đặt tổ quốc,
dân tộc, quân đội dưới chân đảng cộng sản, mà nó
còn là một văn kiện luật pháp hóa sự thần phục Trung
Quốc của đảng CSVN.
Nếu
không vô hiệu được đảng cộng sản làm việc bán nước
này, thì:
Chúng
ta phải chịu trách nhiệm.
Các
Sĩ phu Việt Nam phải chịu trách nhiệm.
Đây
là tâm tư mà tôi khẩn thiết gửi tới đồng bào của
tôi hôm nay.
Tôi
xin muôn vàn cảm tạ quí vị đã bỏ giờ đọc và cho
thêm ý kiến.
Nguyện
xin anh linh tổ quốc, hồn thiêng sông núi luôn độ trì
cho đoàn con Việt vượt được cơn phong ba bão táp này
để quang phục quê hương.
Trần
An Lộc.
8/12/2013
No comments:
Post a Comment