Tuesday 11 February 2014

Hai quả trứng gà

Diệu Khanh Trương
Nguồn: Bài do bạn đọc gửi đến không rõ nguồn
Lời Chim Sâu: Vậy mà thấm thoát đã 40 năm qua rồi. Thời gian nước chảy qua cầu... Những bà mẹ ngày ấy, giờ đã trở thành bà nội và ngoại của các kỹ sư, bác sĩ, những chuyên viên ưu tú của xã hội tạm dung...

Tháng 11 trời Connecticut bắt đầu lạnh, cái lạnh làm se cả lòng người xa xứ. Tôi bước đi chậm rãi, ngắm vội vài lá vàng rơi rụng. Trời trong xanh thì thầm gọi chào buổi sáng. Lần đầu tiên, tui được nhìn thấy mùa thu xứ Mỹ. Đã quá thu rồi! Ừ, vậy mà, thu vẫn đi êm đềm nhẹ nhàng vào lòng người thật khó tả!
alt

Bài học nào về ứng xử qua câu chuyện của ông Dũng Taylor?


hatdua3

Hà Hiển
Lời Chim Sâu: Lại thêm một bài học về cách ứng xử. Lối chạy "tít" kiểu này chẳng xa lạ gì đối với báo lề phải!
Trang “Một Thế Giới” mới đăng câu chuyện của ông Dũng Taylor với tiêu đề  “Khi người Việt dạy cho “Tây” một bài học về văn hóa ứng xử” kể về câu chuyện tranh cãi giữa tác giả bài viết và một ông “Tây” trên một chuyến bay với phần thắng thuộc về ông Dũng. (*)
Không biết cái tiêu đề này là do ông Dũng Taylor đặt hay do biên tập viên của “Một Thế Giới” đặt. Nếu “Tây” họ đọc câu này thì họ sẽ nghĩ sao?

Monday 10 February 2014

Khi người Việt dạy cho "Tây" một bài học về văn hóa ứng xử.



Dũng Taylor
Lời Chim Sâu: Một bài học lớn cho tất cả chúng ta. Biết đến thuở nào chúng ta, đặc biệt các nhà lãnh đạo đất nước có được cái "tầm" thế này, để hai tiếng "Việt Nam" được nở mày nở mặt.
Chuyến bay 263 hãng United từ New Orleans về Los Angeles. Tôi là người khách ngồi ghế số 1F. Trong chuyến bay có ba người bạn đồng nghiệp Việt Nam bay chung, chúng tôi vừa đi họp ở New Orleans trở về.
Tôi bay mỗi tuần 2-3 thành phố và ngồi trên khoảng 4-5 chuyến bay nên không chuyện gì không thấy. Tôi vẫn quan sát cách người Á Châu mình ứng xử với nhau, cách người ngoại quốc đối xử với mình và người ngoại quốc với người ngoại quốc. Vì ngoại hình của tôi không giống người Á Châu nên tôi đã là nhân chứng của không biết bao nhiêu sự kỳ thị, miệt thị của người nước ngoài đối với người Á Châu.

Wednesday 5 February 2014

Tại sao có sự khác biệt quá lớn giữa người Việt Nam và người Nhật Bản?

nguoi-nhat-chao-nhau.jpg
Phạm Hoài Nam
Lời Chim Sâu: Nói " Người Việt Nam chọn Hồ Chí Minh thay vì Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh..." thì thật quá tội cho người dân Việt.  Thật sự người Việt Nam từ xưa đến nay có bao giờ được tự chọn lựa đâu. Toàn là áp đặt và rồi chịu đựng. Cái đáng buồn là ở chỗ người Việt mình (kể cả giới sĩ phu) cũng không có chữ "dũng" và không coi "dũng" làm trọng. Nếu nói là "hèn" chắc sẽ bị ném đá, nhưng nếu cái "nhẫn" kiểu Võ Nguyên Giáp cả chục năm, mà vẫn được tôn thờ, được ngưỡng mộ như thần tượng, thì gọi là hèn cũng không sai?!... Bài viết đáng để người Việt chúng ta suy ngẫm. Cứ nhìn cái lễ tang của Võ Nguyên Giáp, cũng thấy rằng dân tộc này cũng chỉ đi ăn mày, như đã và đang đi ăn mày từ mấy chục năm nay...
Trước đây do công việc tôi có dịp đi Nhật nhiều lần cũng như đi nhiều nước khác trên thế giới. Nước Nhật không phải là nước mà tôi thích đến nhất (có thể vì đắt đỏ quá) nhưng đó là đất nước mà tôi nể phục nhất – không chỉ phục ở những thành tựu của sự văn minh, những công trình kiến trúc tuyệt mỹ mà còn ở yếu tố con người.

Saturday 1 February 2014

Chuyện vui đầu năm


http://img.webphunu.net/Upload/images/ngoc/Tuan%2051-2013/dat-ten-cho-be-giap-ngo1.jpg

Ngô Nhân Dụng
Lời Chim Sâu: Dù chuyện xẩy ra ở Việt Nam hay Liên Sô, Tiệp, Ba Lan... Thì cũng là ở thiên đường xã hội chủ nghĩa cả!...
Nhân dịp đầu năm, Luật sư Nguyễn Xuân Phước gởi cho bạn bè một truyện vui anh thâu lượm trên các trang mạng. Tôi xin phép hiệu đính, chú thích cho dễ hiểu hơn đối với quý vị chưa quen lối văn facebook ngắn gọn.
Sau đây là câu chuyện Người Tử Tế:
“Ði mua bao thuốc lá 20k (20,000 đồng tiền Việt Nam), đưa chủ tiệm 50k, được thối lại 40k, đút túi bỏ về. Anh chủ tiệm chạy theo kêu:
- Chú em, chú để quên không lấy bao thuốc lá nè.
Trên thế gian vẫn còn nhiều người tử tế, tôi nghĩ mình thật tồi tệ. Xúc động rút tờ 10k ra đưa lại cho anh:

Câu chuyện đầu xuân: Văn hóa Việt trong vận khí suy vong


Thụy My phỏng vấn T/S Phạm Chí Dũng
Nguồn: RFI
Đầu năm, khi đất trời vào xuân, cũng là dịp để suy ngẫm lại những vấn đề về văn hóa. RFI đã phỏng vấn tiến sĩ Phạm Chí Dũng, cũng là một nhà văn đồng thời còn là người có nhiều bài viết phê bình về văn học nghệ thuật.



Tiến sĩ Phạm Chí Dũng
 
01/02/2014
 
 
RFI : Thân chào tiến sĩ Phạm Chí Dũng, rất vui được tiếp chuyện anh nhân dịp xuân về. Trước hết anh có thể cho biết cảm xúc của anh trong bầu không khí đầu năm mới ?
Rất khó tả, nhưng rõ rệt nhất là thiếu hẳn hương sắc mùa xuân. Làm sao có thể vui nổi khi đây là cái Tết thứ ba liên tiếp tôi chứng kiến cảnh tượng hàng vài chục ngàn công nhân ở các khu công nghiệp, khu chế xuất không có đủ tiền mua vé tàu xe về quê ăn Tết. Với họ, đang xảy ra một nét văn hóa rất mới, có thể gọi là “văn hóa tết cấm trại”. Tức phỏng theo một điều lệnh trong quân đội, công nhân ở nguyên trong khu nhà trọ mà không dám bước ra đường vì chẳng có tiền. Mà như vậy thì còn gì là tết?